Vinamilk Sure Prevent tiếp tục đồng hành cùng phong trào rèn luyện sức khỏe người cao tuổi tại TP. Hà Nội

Được sự hỗ trợ của Sở Văn Hóa và Thể Thao TP.Hà Nội, Chương trình Biểu diễn văn hóa thể thao kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện thiết thực tạo sân chơi lành mạnh giúp người trung cao tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội giao lưu, sinh hoạt, lan tỏa tinh thần rèn luyện sức khỏe và phong trào thể dục thể thao trong công đồng.

Hơn 2.150 NCT tham gia đồng diễn dưới lòng đường Hồ Hoàn Kiếm

Khai mạc chương trình là các tiết mục đồng diễn nghệ thuật dưới lòng đường: Liên hoàn nhạc “Khỏe vì nước”, bài Thái cực quạt “Đất nước lời ru”, múa “Hoa Sen Tháp Mười” hết sức hào hùng, hoành tráng của các diễn viên là người cao tuổi đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời TP.Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hảo – Chủ tịch Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi TP Hà Nội phát biểu

Cũng trong chương trình đã diễn ra Lễ ra mắt hội Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi TP Hà Nội, từ tiền thân là CLB sức khỏe ngoài trời NCT TP Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Hảo Chủ tịch Hội Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi TP Hà Nội phát biểu: “Sau 43 năm hình thành và phát triển, Hội sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi thành phố HN có số lượng hội viên lên tới 15.000 người, trải khắp 30 quận huyện thị xã, tham gia nhiều kì cuộc sự kiện trọng đại của thủ đô và toàn quốc, được tặng thưởng 11 huân chương lao động… Việc trao quyết định thành lập hội lần này tạo cơ sở pháp lý để hội yên tâm hoạt động, sáng tạo; là sự công nhận, nguồn động viên, khích lệ to lớn, tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển cả về lượng và chất, khẳng định vị thế Hội nói riêng và NCT nói chung, luôn đi đầu trong các hoạt động của Thủ đô và đất nước”

Bà Nguyễn Thị Kim Phượng – Giám đốc Marketing ngành hàng Sữa Bột Vinamilk nhận kỷ niệm chương Thành viên danh dự của Hội Sức Khỏe Ngoài Trời Người Trung Cao Tuổi TP. Hà Nội.

Đại diện Vinamilk, Bà Nguyễn Thị Kim Phượng – Giám Đốc Marketing ngành hàng Sữa Bột phát biểu: “Với mong muốn chăm sóc toàn diện cho Người Cao Tuổi về cả tinh thần và thể chất, từ năm 2012 Vinamilk đã liên tục tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT, đến thời điểm hiện tại đã tiếp cận & chăm sóc cho hơn 500.000 người trên toàn quốc. Thấy được ý nghĩa & sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng NCT, Vinamilk sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào các hoạt động này để hướng đến mục tiêu “Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho 1 triệu bệnh nhân & NCT Viêt Nam”. Đó cũng là lý do Vinamilk cùng phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời Người trung cao tuổi Thành Phố Hà Nội tổ chức “Chương trình biểu diễn văn hóa, thể thao kỷ niệm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Việc luyện tập văn nghệ, thể dục dưỡng sinh thường xuyên không chỉ giúp nâng cao và phục hồi sức khỏe, mà còn làm giảm các vấn đề thường gặp ở người cao tuổi như bệnh mất ngủ, bệnh xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường... hiểu được điều này nên Vinamilk muốn góp sức đồng hành cùng các hoạt động giúp rèn luyện sức khỏe cho cộng đồng người cao tuổi Việt Nam. Bên cạnh đó với vai trò đi đầu về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong hơn 40 năm qua, Vinamilk cam kết sẽ nỗ lực và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất, mang đến những sản phẩm dinh dưỡng đa dạng, đạt chuẩn quốc tế, giá cả hợp lý, đáp ứng các nhu cầu khác nhau với phương châm giúp người cao tuổi “SỐNG VUI – SỐNG KHỎE – SỐNG THỌ”.

Các Bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk tư vấn sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi tham gia chương trình

Bên cạnh các hoạt động biểu diễn văn nghệ thể thao và xác lập kỷ lục Việt Nam, Vinamilk cũng đã tổ chức đo loãng xương, kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi tham gia chương trình. Bên cạnh đó, đội ngũ các bác sĩ của Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk đã hỗ trợ khám và tư vấn sức khỏe, chia sẻ các phương pháp giúp phòng tránh và chữa trị các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như loãng xương, tim mạch, tiểu đường,… Các hoạt động đầy ý nghĩa được người cao tuổi đánh giá cao và hưởng ứng nhiệt tình.

Các Bác Người Cao Tuổi hào hứng tham gia các hoạt động trong chương trình

Với mong muốn chăm sóc cho người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần, Vinamilk sẽ tiếp tục đồng hành cùng các Hội, các ban ngành địa phương để tổ chức những hoạt động tương tự trong thời gian tới, góp phần đưa phong trào thể dục dưỡng sinh, rèn luyện sức khỏe phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người cao tuổi, đồng thời nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, giúp người cao tuổi hướng đến cuộc sống vui khỏe bên gia đình và con cháu.

Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém.

Hình ảnh sản phẩm:

Mùa hè, ăn trái cây nào tốt nhất?

Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng… Hơn nữa, do thời tiết oi bức, các dịch bệnh cũng gia tăng, vì vậy, bổ sung vitamin từ các loại rau tươi, quả chín sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật... Vậy nên ăn quả gì, uống nước gì tốt trong ngày hè?

Trái cây nên ăn

Quả cam: Trong tất cả các loại trái cây, cam, quít là có nhiều vitamin C nên những loại quả này rất tốt để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì thế, hãy ăn cam mỗi ngày hoặc uống nước cam, chanh, bưởi để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày ăn một quả cam còn phòng ngừa bệnh ung thư.

Quả dứa: Nhiều người thường nghĩ dứa có tính nóng nhưng thực ra dứa có tính thanh nhiệt. Trong dứa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chứa hàm lượng đáng kể canxi, chất xơ, kali và vitamin C. Đặc biệt, dứa lại rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol, rất tốt cho sức khoẻ. Hãy ăn dứa mỗi ngày trong mùa hè để bồi bổ cơ thể.

Mùa hè nên ăn nhiều trái cây tươi.

Quả ổi: Ổi giàu vitamin C, một chất chống ôxy hóa cao trước những tổn thương của da từ ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Mỗi ngày uống 1 ly nước ổi hoặc gọt bỏ hạt và cắt ra ăn vừa ngon thơm, giàu dinh dưỡng và chất xơ lại tốt cho người tiểu đường.

Quả xoài: Chứa rất nhiều dưỡng chất như: carotene, kali, sắt, vitamin E... Xoài bổ dưỡng cho cơ thể bạn quanh năm nhưng đặc biệt tốt khi ăn xoài mỗi ngày trong mùa hè vì xoài giúp cơ thể chống lại sự mất nước khi bạn đi ngoài nắng về.

Dưa hấu: Không chỉ là loại quả giúp thanh lọc cơ thể tốt nhất mà còn cải thiện làn da của phụ nữ trong mùa hè. Dưa hấu chứa nhiều vitamin, chống mất nước cho cơ thể trong ngày nóng và làm mịn da.

Chuối chín: Là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời cho cơ thể, chuối giúp tim khoẻ và giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong thời tiết nắng nóng. Mùa hè nếu ăn một quả chuối chín mỗi ngày sẽ thấy cơ thể thật sự khoẻ mạnh. Những khi vận động quá sức hay khi đi nắng lâu, chỉ cần một quả chuối sẽ vực lại sức nhanh hơn bạn tưởng.

Quả đu đủ: Đu đủ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ rất thích hợp trong những ngày hè thời tiết nóng nực. Bên cạnh đó, trong đu đủ còn có một lượng lớn axit ascorbic (vitamin C), vitamin A, canxi, sắt, vitamin B, B2 và carotin giúp làn da không bị khô và mất nước trong mùa hè. Hơn nữa, đu đủ nhuận tràng tránh táo bón.

Quả dâu tây: Chứa hàm lượng lớn vitamin C, kali, natri và sắt giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi, mất nước trong mùa hè. Dâu tây cũng là loại trái cây rất thích hợp cho người ăn kiêng vì nó có chứa rất ít calo. Bạn có thể rửa sạch và ăn dâu tây trực tiếp hoặc có thể cắt nhỏ trộn với sữa chua đều tốt cho cơ thể và làn da.

Nước ép cà chua: Sử dụng một lượng nhất định cà chua mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Cà chua chứa nhiều vitamin C, K, lycopen, betacaroten, một lượng đáng kể các chất khoáng cần thiết như kali, mangan, magie, đồng, sắt, kẽm, chất xơ hòa tan… giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giải độc, giải nhiệt… Có thể ăn sống, ép nước sinh tố đều tốt.

Các loại trái cây trên từ trẻ nhỏ đến người già đều ăn được bằng cách bổ miếng, xay sinh tố hoặc ép nước uống.

Nước nên uống

Ngoài nước sôi để nguội, bạn nên uống 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Có thể thay thế bằng đỗ đen, đậu đen không chỉ có tác dụng giải nhiệt trong ngày hè nắng nóng mà còn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không những vậy, đậu đen được các nhà khoa học gọi với cái tên thần dược cho sức khoẻ. Trong đậu đen có chứa một lượng khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của emzym sunfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc giải độc. Sử dụng nước đậu đen dưới dạng ninh nhừ thêm chút đường (nấu chè) ăn cả cái và nước. Hoặc dùng đậu đen sao vàng đun nước uống thay chè hằng ngày giúp bổ thận, thanh nhiệt, giải độc.

TS.BS. Đỗ Minh Hiền (Khoa Y học cổ truyền - Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định)

Ẩm thực cổ truyền chữa bệnh

Ăn uống là chuyện muôn thủa, nhưng ăn uống mỗi thời, mỗi nơi, mỗi người...lại có những đặc trưng riêng, quan niệm riêng mà không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận. Ở ta và một số nước phương Đông, giữa ẩm thực cổ truyền và ẩm thực hiện đại, đôi khi vì nhiều lý do khác nhau, vẫn xảy ra những cuộc cãi vã không cần thiết thay vì sự hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, phấn đấu vì sức khoẻ chung của cộng đồng và sự trường tồn của dân tộc.

* Quan điểm về ăn uống (ẩm thực) của y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) có những điểm tương đồng hay không ?

Có thể nói, về mặt nguyên tắc, quan điểm về ẩm thực của hai nền y học là hoàn toàn thống nhất. Cụ thể :

- Nếu YHHĐ, hay nói đúng hơn là dinh dưỡng học hiện đại (DDHHĐ), khuyên chúng ta nên thực hành một chế độ ăn đủ chất và cân đối thì YHCT, hay nói đúng hơn là dinh dưỡng học cổ truyền (DDHCT), cũng khuyên người ta phải “ bình hành thiện thực”, nghĩa là : ăn uống phải hữu điều, phải cân bằng. Cân bằng giữa số lượng và chất lượng ; giữa ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thịt cá), ngũ thái (các loại rau củ) và ngũ quả (các loại hoa quả) ; giữa hàn và nhiệt ; giữa các ngũ vị : chua, cay, đắng, mặn và ngọt. Ở đây, cũng cần phải nói rõ là, các khái niệm “hàn”, “nhiệt”, “cay”, “ngọt”...thực chất chỉ là những danh từ có ý nghĩa khái quát nhằm để chỉ những nhóm đặc tính chung của đồ ăn thức uống.

- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn uống hợp lý, tuỳ theo tuổi, giới và thể chất thì DDHCT cũng khuyên nên ẩm thực theo nguyên tắc chỉnh thể, hay còn gọi là nguyên tắc “nhân nhân, nhân địa, nhân thời chế nghi”. Nghĩa là : ăn uống phải tuỳ theo đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng cá thể (nhân nhân), tuỳ theo điều kiện địa lý, môi trường sống (nhân địa) và tuỳ theo mùa, theo thời gian (nhân thời).

- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn theo chế độ bệnh lý thì DDHCT cũng khuyên trong ẩm thực nên “biện chứng thi trị”, “biện bệnh thi trị”, nghĩa là : phải căn cứ vào tính chất bệnh lý và chứng trạng cụ thể mà lựa chọn chế độ ăn cho phù hợp. Ví như, người mắc bệnh “ Tiêu khát” (đái đường) rất cần xây dựng một chế độ ăn riêng, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì lại phải tuỳ theo từng thể bệnh mà gia giảm đồ ăn thức uống cho hợp lý.

- Nếu DDHHĐ khuyên nên ăn uống hợp vệ sinh thì DDHCT cũng khuyên phải thực hiện phương châm “ẩm thực cấm kỵ”, nghĩa là trong ăn uống phải khôn ngoan, hết sức tránh những thứ không có lợi cho sức khoẻ. Thậm chí, y học cổ truyền còn cho rằng “dược thực đồng nguyên” (thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc) nên khi lựa chọn và chế biến đồ ăn thức uống phải rất thận trọng và đảm bảo tính an toàn như khi dùng thuốc vậy.

* Tại sao trong y học cổ truyền lại đặt vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống, có cơ sở khoa học cho vấn đề này không ?

Cổ nhân cho rằng : “ Dân dĩ thực vi tiên”, ăn uống là chuyện hết sức quan trọng, ăn để cung cấp “tinh hậu thiên” cho nhân thể nhằm giúp cho “tinh tiên thiên” (vốn dĩ được bẩm thụ từ tinh cha huyết mẹ) ngày càng phát triển và khoẻ mạnh. Nhưng cổ nhân cũng cho rằng : “ Bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh theo đường miệng mà vào), cho nên vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống là rất cần thiết nhằm mục đích không ngừng nâng cao sức khoẻ và phòng chống tích cực bệnh tật. Cũng bởi vậy mà y học cổ truyền đã xếp yếu tố “ẩm thực bất điều” (ăn uống không hợp lý) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tật thuộc vào nhóm được gọi là “ bất nội ngoại nhân” cùng với hai nhóm khác là "nội nhân" và "ngoại nhân".

Vả lại, cũng như đông y, dinh dưỡng học cổ truyền luôn tuân thủ quan điểm chỉnh thể và biện chứng luận trị. Theo đó, cơ thể con người phải luôn luôn giữ thế cân bằng động giữa âm và dương, giữa hàn và nhiệt, giữa bên trong và bên ngoài…, cho nên bất cứ thuốc hoặc đồ ăn thức uống nào khi đưa vào cơ thể cũng phải được lựa chọn cẩn thận để không làm mất thế cân bằng sinh tử này. Và nếu như cơ thể không may bị bệnh, nghĩa là sự thiên thịnh hay thiên suy đang hiện diện, thì việc "biện chứng" để "luận trị" bằng thuốc hoặc thức ăn nhằm lập lại thế cân bằng là điều rất cần thiết. Khi đó, chuyện nên ăn thứ này, nên kiêng thứ kia là hoàn toàn dễ hiểu.

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh : ăn uống thiếu vệ sinh và bất hợp lý là nhân tố hết sức quan trọng dẫn đến việc hình thành và phát triển các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý đường tiêu hoá và các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như : bệnh tả, lỵ, thương hàn, vữa xơ động mạch, đái đường, gút, viêm tuỵ, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính...

* Nội dung kiêng kỵ trong ăn uống của y học cổ truyền

Thực ra, y học hiện đại cũng đề cập tới ăn kiêng, ví như : người bị bệnh xơ gan nên kiêng ăn thức ăn có nhiều mỡ, kiêng bia rượu ; người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn đồ cay chua ; người bị tăng huyết áp kiêng ăn nhiều muối...Tuy nhiên, vấn đề ăn kiêng trong y học cổ truyền có nội dung phong phú hơn nhiều, thể hiện cụ thể trên các phương diện sau đây:

- Kiêng ăn về số lượng : không nên ăn quá no, quá nhiều và cũng không nên để quá đói.

- Kiêng ăn thiên lệch : không nên ăn quá nhiều một thứ gì đó.

- Kiêng kỵ khi bị bệnh : tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại bệnh và thể bệnh mà tiến hành kiêng kỵ cho hợp lý.

- Kiêng kỵ theo thể chất, tuổi và giới.

- Kiêng kỵ theo mùa và thời tiết.

- Kiêng các thức ăn biến chất, thiếu vệ sinh.

- Kiêng kỵ khi phối hợp thực phẩm với thực phẩm, ví như : cá diếc kỵ gan lợn và kinh giới, thịt gà kỵ mận, thịt dê kỵ dấm và bí đỏ...

- Kiêng kỵ khi phối hợp thuốc và thực phẩm, ví như : khi uống thuốc có Thục địa thì kiêng ăn cà rốt, hành và hẹ ; khi uống thuốc có Cam thảo thì kiêng ăn rau cải ; khi uống thuốc có Thiên môn thì kiêng ăn cá chép...

Tựu trung có thể chia làm hai loại lớn : kiêng kỵ theo nghĩa hẹp là chỉ khi bị bệnh thì nên ăn kiêng loại thức ăn nào và kiêng kỵ theo nghĩa rộng là ngoài kiêng ăn theo bệnh tật còn phải kiêng ăn theo tuổi tác, thể chất, khu vực sinh sống, điều kiện thời tiết…nhằm mục đích cuối cùng là để cho thức ăn và thuốc phát huy tối đa năng lực, hạn chế tác dụng phụ, góp phần phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

* Một số điều cần kiêng kỵ trong ăn uống hàng ngày

- Kiêng kỵ theo mùa : mùa hạ dương khí vượng thịnh, thời tiết nóng bức nên kiêng các thức ăn có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, ớt, hạt tiêu, gừng, quế, hồi...; mùa đông lạnh lẽo nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua, ốc, dưa hấu, dưa chuột, trai, hến...

- Kiêng kỵ theo thể chất : người có thể chất thiên nhiệt nên kiêng các thức ăn quá cay nóng, người có thể chất thiên hàn nên kiêng các thức ăn quá lạnh. Người đàm trệ nên kiêng đồ ăn thức uống quá béo bổ...

- Kiêng kỵ theo tuổi : trẻ em nên kiêng đồ ăn thức uống sống lạnh vì dễ gây thương tổn tỳ vị, người già nên kiêng ăn thức ăn quá béo, quá ngọt hoặc quá mặn...

- Kiêng kỵ theo giới : phụ nữ có thai nên kiêng các thức ăn có tính chất quá cay nóng, dễ kích thích hoặc quá sống lạnh, phụ nữ sau khi sinh con nên kiêng các thức ăn có tính lạnh...

- Kiêng kỵ theo bệnh : người bị viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn tính thể Tỳ vị hư hàn nên kiêng ăn đồ sống lạnh ; người bị liệt dương thể âm hư nên kiêng các thực phẩm có tính cay nóng như thịt chó, thịt dê, gừng, tỏi, rượu trắng..., người hay bị mụn nhọt cũng nên kiêng ăn các loại thức ăn này.

Ths Hoàng Khánh Toàn

Nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ

Để khống chế và kiểm soát tốt bệnh tim mạch và đột quỵ, chiến lược tối ưu vẫn là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ không kiểm soát được

Có những yếu tố nguy cơ không thay đổi được. Những nguy cơ đó ở phụ nữ là: Có tiền sử gia đình về bệnh động mạch vành hoặc cơn đau tim, xảy ra ở các thành viên dưới 55 tuổi hoặc trong các thành viên nữ dưới 65 tuổi trong gia đình; tuổi từ 55 trở lên; Đang sau giai đoạn mãn kinh hoặc đã phẫu thuật cắt buồng trứng; Đã từng bị tiền sản giật khi mang thai hoặc đái tháo đường thai nghén, hoặc sinh con nhẹ cân; Tiền sử gia đình bị bệnh tim sớm, đặc biệt là ở chị em ruột là một yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng ở phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát

Có những yếu tố nguy cơ thay đổi được. Giải quyết tốt các yếu tố này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Đó là: Thừa cân hoặc béo phì; Lối sống ít vận động hoặc không tập thể dục; Hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá; Tăng huyết áp; Cholesterol toàn phần cao và/hoặc cholesterol HDL thấp; Mắc bệnh đái tháo đường; Mắc hội chứng chuyển hóa; Tăng nồng độ protein phản ứng C (CRP); Sử dụng thuốc ngừa thai, đặc biệt nếu đang hút thuốc.

Phụ nữ thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ béo phì và bệnh tim.Phụ nữ thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ béo phì và bệnh tim.

Cách nào để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ?

Cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, nếu là phụ nữ cần lưu ý:

Béo phì và lối sống thụ động là hai yếu tố nguy cơ phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh so với nam giới cùng độ tuổi. Phụ nữ thường là người gánh phần chăm sóc chính cho gia đình nên khó khăn hơn trong việc sắp xếp quỹ thời gian để duy trì tập thể dục thường xuyên. Do đó, phụ nữ lớn tuổi có thể đặc biệt dễ rơi vào bị động và béo phì đều là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ cho bệnh tim và đột quỵ. Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao trong các cơn đau tim ở phụ nữ dưới 45 tuổi, đặc biệt đã có tiền sử gia đình bị bệnh tim. Nếu đồng thời đang dùng thuốc ngừa thai, tình hình càng tồi tệ hơn. Sự kết hợp của thuốc lá và thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bệnh tim sớm lên gấp 20 lần. Bỏ hút thuốc lá ngay và tránh xa môi trường có khói thuốc.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim và đột quỵ. Tăng huyết áp rất phổ biến ở phụ nữ trên 55 tuổi. Thực tế cho thấy, tăng huyết áp ở phụ nữ thường không được phát hiện sớm và không được điều trị một cách hiệu quả theo khuyến cáo.

Bất thường lipid máu: cholesterol cao và rối loạn các thành phần lipid khác làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Mức HDL (cholesterol tốt) thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Bằng chứng cho thấy mức LDL rất thấp làm tăng HDL đáng kể, có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược bệnh động mạch vành. Kiểm soát cholesterol tốt bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và điều trị bằng thuốc nhóm statin.

Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường týp 2 đang trở nên phổ biến hơn, nguyên nhân gốc rễ là béo phì. Đái tháo đường nên được xem như một bệnh mạch máu cũng như là một bệnh về chuyển hóa đường vì đái tháo đường làm tăng mạnh nguy cơ bệnh tim mạch. Phụ nữ bị bệnh đái tháo đường tăng gấp 6 lần nguy cơ bệnh tim.

Hội chứng chuyển hóa đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ cần có 3 trong 5 yếu tố nguy cơ sau đã được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa: Nam có vòng bụng ≥ 90cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm; Triglycerid máu ≥ 150mg/dl; HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ); Huyết áp ≥ 130/85mmHg; Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl. Một khi bạn đã có hội chứng chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh tim gấp đôi và nguy cơ bị đái tháo đường týp 2 nhiều gấp 5 lần. Đó là lý do thường nghĩ đến bệnh đái tháo đường khi bị hội chứng chuyển hóa.

Protein phản ứng C (CRP): là một yếu tố nguy cơ quan trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Đặc biệt ở phụ nữ, viêm là nguyên nhân chính gây xói mòn hoặc vỡ các mảng bám xơ vữa động mạch vành. Mức CRP tăng cao là “chỉ điểm vàng” cho thấy có tình trạng viêm trong cơ thể và CRP cao thường liên quan với phát triển xơ vữa động mạch. Nồng độ CRP với việc dùng thuốc nhóm statin có thể làm giảm nguy cơ cơn đau tim ở một số bệnh nhân bị bệnh động mạch vành.

Các biến chứng trong khi mang thai: phụ nữ có tiền sử bị các biến chứng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là chứng tiền sản giật trong đó có tăng huyết áp đáng kể, đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nhẹ cân đều có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm. Chị em nên tích cực quản lý tất cả các yếu tố nguy cơ tim mạch và làm như vậy trong suốt quãng đời còn lại.

Tóm lại, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim cũng quan trọng ở phụ nữ như nam giới. Tuy nhiên, có một số yếu tố mang tính đặc thù riêng cho giới nữ. Vì vậy, cần suy nghĩ và cân nhắc khi lên kế hoạch chiến lược kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch cho chính bản thân mình.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Ðau nửa đầu kèm đau hốc mắt, bệnh gì?

Nay cứ vài ngày lại đau một cơn, dùng thuốc không đỡ nên tôi rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ, tôi bị bệnh gì?

Đỗ Thị Hải Hiền (hiendo@gmail.com)

Trong các trường hợp đau đầu đến khám tại các phòng khám thì đau nửa đầu (Migraine) có tỷ lệ cao nhất. Vị trí đau gặp ở vùng thái dương. Tần số từ 1-2 cơn/tuần, nếu bệnh nhân có hơn 8 cơn/tháng thì nên thận trọng (có thể do bệnh lý ở não). Biểu hiện đau đầu Migraine là đau xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng. Nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ hoặc ngủ dài hoặc ngắn hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nào đó, sau khi uống rượu, bia, nhìn ánh sáng chói... Bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng... Đau tăng khi vận động cơ thể, đỡ đau khi nghỉ ngơi trong buồng tối.

Trường hợp đau nửa đầu kèm đau hốc mắt như bạn mô tả trong thư là thể đau đầu chuỗi: Đau dữ dội một bên hốc mắt và/hoặc thái dương kéo dài vài chục phút đến vài giờ. Đau đầu kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau ở cùng bên đầu đau: sung huyết kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi; chảy mồ hôi mặt và trán, phù nề mi mắt. Về điều trị: bao gồm điều trị cơn đau và điều trị dự phòng. Điều trị cơn đau: nghỉ ngơi và dùng thuốc (thuốc giảm đau, kết hợp chống nôn nếu nôn và thuốc an thần). Trường hợp của bạn cần khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa nội - thần kinh để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc thích hợp.

BS. Đinh Thị Thanh

Làm gì khi mắc tiền đái tháo đường?

Nguyễn Hồng Lan (Ninh Bình)

Tiền đái tháo đường nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa tăng đủ để chẩn đoán đái tháo đường. Giai đoạn tiền đái tháo đường kéo dài âm thầm nhiều năm mới trở thành bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu phát hiện và kịp thời điều chỉnh lối sống, khả năng khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian trước khi chuyển thành đái tháo đường là rất lớn.

Theo đó, người mắc tiền đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều món trong một bữa và các món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Các thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo… nên hạn chế. Những người tiền đái tháo đường cũng nên ăn chừng mực, không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả vì chúng giúp đường và mỡ hấp thụ vào máu chậm hơn. Đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn… cần được hạn chế vì nó chứa nhiều dầu mỡ, gia vị… không tốt cho những người đang có mức đường huyết cao.

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, nếu đang bị tiền đái tháo đường, nên dành thời gian luyện tập thể thao hàng ngày theo nguyên tắc: từ từ, dần dần và thích hợp, không cố gắng tập quá sức. Việc luyện tập này cần được duy trì ổn định, tránh ngắt quãng thời gian quá dài vì như thế sẽ không có tác dụng.

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm đái tháo đường, người bệnh cần khám, xét nghiệm sàng lọc định kỳ là việc làm cần thiết.

ThS. Lê Ngọc

20 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư

Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư không điển hình, theo trang About:

Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu sớm của căn bệnh ung thư mà Bạn cần phải đi khám ngay:

- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đây là dấu hiệu sớm nhất của ung thư đường tiêu hóa, gan mật, dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng. Nếu Bạn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, khó tiêu, khó nuốt trên 2 tuần thì cần đi khám kiểm tra sức khỏe, siêu âm ổ bụng và nội soi tiêu hóa.

- Ho kéo dài: có thể là dấu hiệu của lao phổi, viêm đường hô hấp mạn tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Khi có biểu hiện ho kéo dài, người gầy sút, mệt mỏi, Bạn cần đi khám và chụp X quang tim phổi để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân.

- Thay đổi thói quen đại tiểu tiện: Khi có những biểu hiện đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu dắt, đi ngoài lúc táo lúc lỏng, thay đổi khuôn phân, phân màu đen hoặc dính máu… đó có thể là những dấu hiệu của ung thư đại trực tràng, ung thư tiết niệu sinh dục.

- Xuất huyết, tiết dịch bất thường: Báo hiệu nhiều bệnh ung thư như chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung thư cổ tử cung; đi ngoài ra máu báo hiệu ung thư đại trực tràng; chảy dịch bất thường đầu núm vú báo động ung thư vú.

- Khó thở, tức ngực thường xuyên: có thể là dấu hiệu ung thư phổi do có khối u ở lồng ngực, tràn dịch phổi gây chèn ép phế nang. Đôi khi nhũng dấu hiệu này có thể nằm trong những bệnh lý ung bướu khác. Những người trên 30 – 35 tuổi có dấu hiệu này cần kiểm tra.

- Nổi hạch bất thường: Khi xuất hiện các hạch cứng, to bất thường Bạn cần phải đi khám ngay vì hầu như các bệnh ung thư ở giai đoạn muộn đều có tổn thương hạch.

- Gầy sút cân: Bệnh ung thư ở giai đoạn muộn thường gầy sút cân nhanh chóng. Nếu thấy cân nặng giảm 10% trọng lượng cơ thể trong 3 tháng thì cần đi khám ngay.

- Thay đổi hình dạng màu sắc móng tay, móng chân: Nếu móng tay, móng chân chuyển sang màu trắng có thể là ung thư hạch, móng tay màu nâu xám nghĩ đến ung thư vú, móng tay chuyển sang màu đen nghĩ đến u hắc tố, móng tay thay đổi, biến dạng có thể là ung thư phổi.

- Ù tai, mờ mắt, nghẹt mũi một bên: là dấu hiệu sớm của ung thư vòm mũi họng.

- Đau bụng âm ỉ, kéo dài là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Đau bụng được xem là dấu hiệu quan trọng của nhiều bệnh như ung thư gan, ung thư tuyến tuỵ, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Beta Glucan + Curcumin - Hoạt chất “vàng” tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào tự nhiên

Theo 1 nghiên cứu mới đây của Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ, việc kết hợp giữa 2 hợp chất quý curcumin và beta glucan trong nấm hầu thủ có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm đau, chống viêm; hỗ trợ tiêu hóa, chống lão hóa…và là giải pháp hữu hiệu trong phòng và hỗ trợ trị ung thư.

Trước đó tạp chí Journal of the Nutraceutical Association (v5, 2002) đã đăng 2 bài báo khác. Tại Đại học Louisville, người ta đã tìm ra rằng chuột được bảo vệ trước các khối u. “Phương pháp sử dụng beta glucan dạng cho uống đã cho thấy khả năng bảo vệ qua các bằng chứng ở kích cỡ khối u và khả năng hình thành mạch máu trong khối u”.

Trường Đại học Regensburg ở Đức đã thực hiện 4 thử nghiệm. Glucan từ nấm có hiệu quả trên khối u Sarcoma 180 ở chuột (Food Hydrocolloids v1, 1987). Trong một thử nghiệm khác, chuột có khối u Sarcoma 180 cũng được chữa trị thành công với nhiều loại glucan từ nấm khác nhau (Farmaceutisch Tijdschrift voor Belgie v64, 1987). Tất cả các loại glucan đều có hiệu quả, bất kể nguồn gốc của chúng. Cân nặng của khối u giảm từ 72-99% chỉ trong 30 ngày mà không cần dùng một phương pháp điều trị nào khác! Nghiên cứu thứ 3 (NATO ASI Series H v53, 1991) cũng được thực hiện với chuột có Sarcoma 180. Nhiều nguồn glucan đều cho kết quả khối u bị triệt tiêu 100%. Họ nhấn mạnh rằng mọi beta glucan đều hiệu quả, bất kể chiết xuất từ lúa mạch, nấm men hay nấm. Nghiên cứu thứ 4 (Journal of Cancer Research v118, 1992) cho thấy glucan từ nấm triệt tiêu 100% khối u Sarcoma 180 ở chuột. Nguồn gốc của glucan không có ảnh hưởng lên hiệu quả của nó.

Tại trường Đại học Joseph Fourier của Pháp (Carbohydrate Polymers v16, 1991), beta glucan từ nấm đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn khối u Sarcoma 180 ở chuột phát triển “với tỉ lệ ức chế đạt gần 100%”. Để có được tỉ lệ này là rất đáng kinh ngạc.

Theo PGS.TS Lê Mai Hương – Chủ tịch hội đồng khoa học Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam: “ Sự kết hợp giữa curcumin và beta glucan trong nấm hầu thủ làm tăng độ sinh khả dụng của hợp chất curcumin, nâng cao khả năng hòa tan của curcumin và hiệu quả của nó đối với sức khỏe. Các nghiên cứu khi quan sát trực tiếp trên máy cộng hưởng từ tại Viện Hàn lâm khoa học CHLB Nga cho thấy khối u giảm rõ rệt sau 2-3 tuần sử dụng. Học viện Quân Y cho thấy 2 thành phần này có khả năng kích thích miễn dịch và có khả năng bảo vệ, phục hồi các chức năng gan rõ rệt trên động vật”.

Trong những thí nghiệm này, có thể thấy rằng beta glucan kết hợp cùng curcumin từ nấm hầu thủ có tác dụng kháng u và chống ung thư rất mạnh. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng beta glucan + curcumin với thuốc cổ truyền hay với các phương pháp chữa trị tư nhiên khác đặc biệt là chế độ ăn kiêng, thuốc bổ, cân bằng hormone, tập thể dục và nhịn ăn.

Hiện nay tại nước ta, Công ty dược phẩm LeadVietlà đơn vị tiên phong chuyển giao thành quả nghiên cứu của Viện Hàn Lâm KHCN từ 2 thành phần Beta Glucan và Curcumin trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bioglucuminđã được phân phối rộng khắp trên thị trường.

Số GPQC: 00331/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh